Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Cùng tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì? Cùng tìm hiểu về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Mục lục

Thế kỷ 21 chứng kiến tốc độ phát triển vượt bậc trong công nghệ và khoa học. Tất cả những thay đổi này được gói gọn bằng cụm từ “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Nhưng cách hiểu này chưa thể hiện hết được những điểm mới của cuộc cách mạng này. 

Hãy cùng Cohost tìm hiểu Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì nhé.

1. Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

a. Nguồn gốc và định nghĩa

Cụm từ “Cuộc cách mạng công nghiệp” xuất hiện lần đầu vào năm 2016. Klaus Schwab, nhà sáng lập và chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, là người đề cập đến thuật ngữ này đầu tiên. Tháng 1 năm 2016, Schwab xuất bản cuốn sách “The Fourth Industrial Revolution” - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Cách mạng công nghiệp 4.0 được dùng để chỉ sự xuất hiện của các công nghệ mới vào đầu thế kỷ 21
Cuộc cách mạng 4.0 là cụm từ mà chúng ta thường xuyên nghe thấy trong thời gian gần đây

Kể từ đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 hay 4IR, được dùng để chỉ sự xuất hiện của các công nghệ mới vào đầu thế kỷ 21, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của loài người. Những thay đổi đó có thể thay đổi tiêu chuẩn xã hội hay thái độ đối với việc phát triển kinh tế hoặc quan hệ quốc tế. 

b. Ảnh hưởng

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 giống như những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó nhưng mạnh mẽ và tốc độ hơn
Cuộc cách mạng 4.0 có khả năng nâng mức thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống

Cụ thể hơn, Schwab cho rằng “giống như những cuộc cách mạng trước đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có tiềm năng nâng mức thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lượng sống cho dân số trên toàn thế giới.” Những đổi mới về công nghệ cũng sẽ đem đến những “phép màu” cung cấp, với những thành tựu dài lâu về hiệu quả và năng suất. Chi phí đi lại và truyền thông giảm, vận tải và chuỗi cung ứng đem lại nhiều kết quả hơn. Cùng với đó, chi phí thương mại biến mất, mở ra những thị trường mới và giúp tăng trưởng kinh tế. 

2. Lịch sử các cuộc cách mạng tiền nhiệm

Chắc hẳn bạn cũng đã biết, từ cái tên “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” hay “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, đây không phải là lần đầu tiên một cuộc cách mạng diễn ra trong công nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp 1,2,3 nhé.

a. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào nửa cuối của thế kỷ 18, vào khoảng những năm 1760 và kết thúc vào thập niên thứ ba của thế kỳ 19. Cuộc cách mạng khởi nguồn tại Anh. Vào thời điểm đó, Anh là nền kinh tế lớn nhất thế giới và là một đế chế sở hữu nhiều thuộc địa, trải dài qua nhiều lục địa của thế giới. 

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra tại Anh, nền kinh tế lớn nhất thời bấy giờ
Nông nghiệp dần bị thay thế bởi công nghiệp trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu

Những phát minh của giai đoạn này đều khởi nguồn tại Anh, các quốc gia khác dần tiếp nhận, thay đổi lan ra toàn thế giới. Với việc nhiều nhà máy xuất hiện, nông nghiệp bị thay thế bởi công nghiệp. Động cơ hơi nước xuất hiện giúp các nhà máy cải thiện xuất lượng và hiệu quả. Kết quả, các nhà máy dịch chuyển đến cơ giới hóa, thay thế lao động bằng chân tay. 

Xã hội cũng thay đổi đáng kể. Người dân rời bỏ các thị trấn nhỏ, vùng nông thôn và chuyển đến các thành phố lớn, tạo nên lối sống mới. 

b. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai diễn ra 3 thập kỷ sau khi cuộc cách mạng thứ nhất kết thúc. Các phát minh trong vận chuyển, truyền thông hay sản xuất sắt vẫn tiếp diễn. Tuy nhiên, không phát minh nào đủ đột phá để tạo ra thay đổi đáng kể.

Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được đánh giá là cuộc cách mạng quan trọng nhất
Cuộc cách mạng thứ hai chỉ thực sự bắt đầu vào những năm 1870

Cuộc cách mạng thứ hai bắt đầu vào những năm 1870 với sự xuất hiện của các hệ thống chạy bằng điện, điện thoại và dây chuyền hoạt động. Nhiều nguồn năng lượng mới xuất hiện: điện, gas và dầu. Phát minh nổi bật của giai đoạn này là động cơ đốt trong. 

Cho đến nay, cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai được đánh giá là cuộc cách mạng quan trọng nhất. Lý do là vì trong thời điểm này, chiếc máy bay đầu tiên đã xuất hiện.  Trải qua nhiều thay đổi, máy bay ngày càng trở nên tiện lợi, là loại hình di chuyển đường dài thuận tiện nhất. 

c. Cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba

Cuộc cách mạng thứ ba bắt đầu vào những năm 1950, sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Chất xúc tác cho những phát minh chính là nền công nghiệp điện tử. Những chiếc máy tính đầu tiên, những thiết bị công nghiệp tự động hóa đầu tiên xuất hiện.

Nền công nghiệp điện tử là chất xúc tác cho cuộc cách mạng 3.0
Việc khám phá, nghiên cứu không gian và công nghệ sinh học trở nên khả thi nhờ cuộc cách mạng 3.0

Programmable Logic Controller (PLC) - Bộ điều khiển Logic có thể điều khiển được và robot là hai phát minh giúp tự động hóa phát triển. Với sự phát triển của điện tử, viễn thông, cuộc cách mạng đã mở ra cánh cửa cho việc khám phá, nghiên cứu không gian và công nghệ sinh học nhờ công nghệ mới. 

3. Thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng 4.0

Để hiểu rõ hơn về cuộc cách mạng 4.0, hãy cùng tìm hiểu về các thách thức và cơ hội mà nó đem lại, đặc biệt là với sinh viên.

a. Thách thức

Trước hết, hãy cùng tìm hiểu về những thách thức.

  • Kiến thức, kỹ năng cần thiết: Khác với những cuộc cách mạng tiền nhiệm, cuộc cách mạng công nghiệp thứ 4 có tốc độ phát triển rất nhanh, các phát minh, phát kiến mới xuất hiện từng ngày. Bắt kịp với những thay đổi của thời đại không phải một việc dễ dàng. 
Tốc độ phát triển nhanh của cuộc cách mạng 4.0 đem đến nhiều thách thức
Cập nhật kiến thức kịp thời về cuộc cách mạng 4.0 cũng không phải điều dễ dàng
  • Kiến thức về cuộc cách mạng: Bên cạnh những kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cần thiết, bạn cũng cần có được cái nhìn toàn cảnh về những thay đổi. Kiến thức, thông tin chung là nền tảng để bạn khám phá những kỹ năng cụ thể cần để thành công trong thời đại mới. Dù bản thân mỗi người đều đang nhận được lợi ích từ cuộc cách mạng, chúng ta vẫn chưa thực sự hiểu về những thay đổi, ảnh hưởng và tính chất của nó. 
  • Công việc bị thay thế: Tự động hóa, kết quả của cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba, đã xóa bỏ những công việc có tính chất lặp lại. Với cách mạng 4.0, với sự phát triển trong lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo, những công việc bị thay thế không chỉ dừng lại ở những nhiệm vụ có tính chất lặp lại. Ví dụ, dịch thuật có thể dễ dàng làm với sự giúp đỡ của các trợ lý công nghệ ảo. 
Những công việc mang tính lặp lại khó tồn tại trong cuộc cách mạng 4.0
Trí tuệ nhân tạo chính là yếu tố có thể thay thế sức lao động con người

b. Cơ hội

Đừng vội lo lắng vì những thách thức trên, bởi cách mạng 4.0 sẽ đem đến rất nhiều cơ hội phát triển.

  • Sự xuất hiện của những công việc mới: 10 năm trước, mạng xã hội là một khái niệm mới lạ. Nhưng bây giờ, ai ai cũng dùng mạng xã hội. Nhiều công việc cũng từ đây mà xuất hiện, ví dụ như Social Media Marketing. Đó là điều mà không ai có thể đoán được vào 10 năm trước. Với tốc độ thay đổi như hiện tại, những công việc mới sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là chuẩn bị kỹ càng để đón nhận những thay đổi mới.
  • Thích ứng nhanh: Những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được nghiên cứu và rất nhanh chóng được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy, mỗi người có khả năng thích ứng rất nhanh với những thay đổi, được luyện tập ngay trong cuộc sống hàng ngày. Đây sẽ là một lợi thế rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng.
  • Cơ hội trải nghiệm đa dạng: Khả năng thích ứng cũng đem đến một cơ hội khác. Một người có khả năng thích ứng cao sẽ được trao nhiều cơ hội trải nghiệm hơn. Đây chính là cơ hội để họ làm quen, học hỏi về những thay đổi, bù đắp cho những kiến thức thiếu hụt. 

4. Lợi ích

Việc áp dụng những phát minh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đem đến nhiều lợi ích.

* Sản phẩm, dịch vụ chất lượng

Trước hết, đó là những sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn. Những sản phẩm thuần máy móc trước đây đã chuyển hóa thành những sản phẩm kết hợp hardware, software, cảm biến, bộ nhớ dữ liệu, bộ vi xử lý, kết nối… Những tính năng mới được tích hợp đem đến những sản phẩm chất lượng hơn, an toàn hơn, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn. Tạo nên nhiều giá trị cho khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển dài lâu. 

* Lợi thế cạnh tranh

Nắm bắt được cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 sẽ đem đến lợi thế người dẫn đầu cho các cá nhân và tổ chức
Sự khác biệt về sản phẩm với sự hỗ trợ của công nghệ mới là lợi thế cạnh tranh lớn nhất

Cách mạng 4.0 có sức ảnh hưởng sâu rộng, nhưng không phải ai cũng tận dụng nó. Chính vì vậy, việc ứng dụng thành công những phát triển mới sẽ là một lợi thế cạnh tranh, với mỗi cá nhân và với mỗi doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh này sẽ tạo nên sự khác biệt về sản phẩm, phân khúc thị trường, thiết lập giá linh động, các dịch vụ với giá trị gia tăng và mối quan hệ gần gũi hơn với khách hàng. 

* Cải thiện chất lượng cuộc sống

Những công nghệ mới được áp dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Mọi lĩnh vực đều đang biến đổi theo chiều hướng tốt: giáo dục, y tế, tài chính… Thu nhập của mỗi người được tăng lên, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn… Chất lượng cuộc sống nói chung của loài người được cải thiện đáng kể. 

5. Hạn chế

* An ninh mạng

Một hạn chế của cuộc cách mạng 4.0 là những cuộc tấn công an ninh mạng
An ninh mạng là điều nhiều người quan tâm khi công nghệ phát triển mạnh mẽ

Một điểm nổi bật của Cách mạng 4.0 là dữ liệu. Cuộc cách mạng này nhấn mạnh việc lưu trữ và chia sẻ dữ liệu. Dữ liệu có được thông qua việc các sản phẩm, dịch vụ và chính con người kết nối với internet. Mỗi người có thể tiếp cận với dữ liệu một cách dễ dàng thông qua đám mây. Nhưng chính sự tiếp cận dễ dàng này là cơ hội cho những cuộc tấn công mạng. 

* Thiếu nhân sự

Không nhiều ứng viên có thể đáp ứng những yêu cầu làm việc trong cuộc cách mạng 4.0
Ứng viên phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe hơn nếu muốn tham gia vào thị trường lao động của cuộc cách mạng 4.0

Cuộc cách mạng 4.0 có yêu cầu rất cao về nhân sự. Nhiều công việc đã và đang bị thay thế, các công việc mới xuất hiện, nhưng yêu cầu đi kèm cũng cao hơn rất nhiều. Cụ thể, các công việc trí óc, với kiến thức, kỹ năng chuyên môn cao đang được săn đón. Tuy nhiên, chỉ một số ít có thể đáp ứng được những yêu cầu này và hoàn thành công việc.

* Chi phí cao

Để thành công trong cuộc cách mạng 4.0, tiền bạc là một yếu tố cần lưu tâm
Chi phí có thể là một vòng luẩn quẩn với doanh nghiệp

Để áp dụng những công nghệ mới vào công việc kinh doanh, bên cạnh con người, tiền bạc cũng là yếu tố cần phải cân nhắc. Về lâu dài, chắc chắn việc áp dụng thành công sẽ đem lại nguồn thu lớn. Nhưng trước hết, để áp dụng được cần một nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian dài mới thấy được những kết quả đầu tiên. Điều này có thể làm chùn bước các nhà đầu tư, tạo thành một vòng luẩn quẩn của việc thiếu vốn. 

Qua bài viết trên, Cohost hi vọng bạn đã có được cái nhìn tổng quan về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Hiểu rõ về cuộc cách mạng này sẽ giúp bạn nắm bắt được các cơ hội và vượt qua thách thức. Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết. 

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

"So be free, don't worry about tomorrow".

Chia sẻ bài viết này
Cohost AI interface mockup

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

Cảm ơn bạn đã đăng ký! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Oops! Something went wrong while submitting the form.
User image1User image2User image3User image4