TaskRabbit - Chia sẻ kinh tế trước khi kinh tế chia sẻ xuất hiện

TaskRabbit - Chia sẻ kinh tế trước khi kinh tế chia sẻ xuất hiện
Mục lục

Những công việc freelance không còn là khái niệm xa lạ trong thời Côvi. Nhưng bạn có biết rằng, những công việc ngắn hạn như vậy cũng là một phần của nền kinh tế chia sẻ. TaskRabbit chính là tiên phong trong mô hình sharing economy trong lĩnh vực cung cấp việc làm, trước cả khi khái niệm này xuất hiện.

Hãy cùng Cohost tìm hiểu về TaskRabbit, nhà tiên phong trong sharing economy nhé. 

1. Câu chuyện của TaskRabbit

Nhà sáng lập của TaskRabbit, Leah Busque, từng làm việc tại IBM, mày mò từng dòng code trong 8 năm trước khi quyết định dấn thân vào một lĩnh vực hoàn toàn mới, một dự án hoàn toàn mới, Taskrabbit.

Nhà sáng lập của TaskRabbit là Leah Busque, một nhân viên của công ty IBM nổi tiếng
Nhà sáng lập TaskRabbit

Taskrabbit trở thành một cú “hit” trên toàn cầu, thu về hơn 50 triệu đô la và có hơn 60000 Tasker (thêm). Bản thân Leah Busque cũng từng bước chuyển mình, từ vị trí CEO và Nhà sáng lập thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Taskrabbit, và hiện tại là một nhà đầu tư tại Fuel Capital. 

Ý tưởng về Taskrabbit đến với Busque khi cô và chồng đang chuẩn bị cho bữa tối và nhận ra họ đã hết sạch đồ ăn cho chó. Họ phấn khích khi nghĩ về ý tưởng: Thật tuyệt nếu như có một không gian trực tuyến để chúng ta có thể lên đó, nói rằng mình cần đồ ăn cho chó, rồi đưa ra mức giá mình sẵn lòng trả, và rồi đồ ăn sẽ được giao đến tận cửa nhà mình. 

Đọc thêm: Phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác

Ý tưởng về TaskRabbit đến với Leah khi đang chuẩn bị bữa tối
Câu chuyện ý tưởng của TaskRabbit khá đơn giản

Ý tưởng này sau đó đã thôi thúc Busque, TaskRabbit được thành lập. Có thể thấy, câu chuyện đằng sau sự thành lập TaskRabbit khá đơn giản. Tuy nhiên, nếu nhìn vào thời điểm ra đời là năm 2007, ý tưởng này thực sự là một ý tưởng đột phá. Khi ấy, chiếc iPhone đầu tiên ra đời, việc chia sẻ dựa trên địa điểm hay công nghệ điện thoại vẫn còn những khái niệm rất đỗi mới mẻ. 

Đọc thêm: Những yếu tố nào đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành?

2. Nguyên lý hoạt động

TaskRabbit là dịch vụ nền tảng web kết nối những khách hàng đang tìm kiếm ai đó giúp họ làm những công việc có chút “kỳ quặc”. Ai đó ở đây có thể sinh viên, những người mới nghỉ hưu, những bà mẹ nội trợ hay những chuyên gia trẻ tuổi. Đây là những người đang tìm kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ. 

TaskRabbit quảng bá mình là một sàn thương mại điện tử cho phép mọi người làm những gì họ yêu. Tuy nhiên, cái tên TaskRabbit không thực sự thể hiện đúng tính chất của các công việc. Khách hàng thuê các Tasker để dọn dẹp gara, đem quần áo đến tiệm giặt là, sơn căn hộ, mua đồ tạp hóa… Nói tóm lại, làm bất cứ việc gì mà không phạm pháp.

Đọc thêm: Nên gọi người lao động hay đối tác với kinh tế chia sẻ?

TaskRabbit kết nối khách hàng với những người có thể giúp họ làm những công việc nhỏ trong ngày
Bất cứ ai cũng có thể trở thành một Tasker với TaskRabbit

Điều làm TaskRabbit khác biệt so với những trang web dành cho freelancer khác là mức độ chuyên môn của các công việc xuất hiện trên trang web này. Bên cạnh những công việc yêu cầu kiến thức chuyên môn nhất định thì bất cứ việc gì cần sức lao động. 

Không chỉ vậy, mặc dù việc tìm kiếm công việc diễn ra trên nền tảng trực tuyến, công việc thực hiện yêu cầu sự tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán. Khác với các trang web freelancer khác, khi mà freelancer sẽ làm việc online tại nhà, có thể cách xa khách hàng của mình hàng vạn dặm.

Các Tasker thường sẽ có tương tác trực tiếp với khách hàng thay vì làm online
Các công việc tại TaskRabbit thường là những công việc nhỏ hay việc vặt hàng ngày, không yêu cầu chuyên môn

Tóm lại, TaskRabbit cho phép mọi người đầu tư và kết nối với những người ở ngay trong cộng đồng của họ, có thể là ngay trong cùng một khu phố. Nguyên lý hoạt động của TaskRabbit là xây dựng cộng đồng. Nghĩa là nền tảng này giúp những người hàng xóm xích lại gần nhau và chìa một tay giúp đỡ, kiếm thêm một khoản thu nhập nhỏ.

Nói một cách hoa mỹ, tình lãng nghĩa xóm đang bị bào mòn đã và đang được trang web này làm mới, gìn giữ. Và họ làm điều này bằng cách biến mỗi người thành một nhà kinh doanh nhỏ lẻ. 

Đọc thêm: Airbnb - Ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế chia sẻ

Những vấn đề của TaskRabbit

Dù được đánh giá là một ý tưởng mang tính “cách mạng”, cách vận hành của nó ẩn chứa một số vấn đề. Các Tasker - cách mà TaskRabbit gọi những người làm việc, không được bảo vệ. Họ không có bảo hiểm, và đôi khi tiền công mà họ nhận được thấp hơn mức tối thiểu. 

Một vấn đề của TaskRabbit là tiền công có thể khá thấp
An toàn cho các Tasker cũng là một vấn đề vì họ hầu như không biết về khách hàng

Những người đăng công việc không cần cung cấp số điện thoại, họ chỉ cần có số tài khoản và email là có thể tìm kiếm người giúp họ làm việc. Điều này có nghĩa là khi chấp nhận làm một công việc, bạn có thể sẽ phải bước vào một căn nhà mà bạn không biết. 

3. Sự thành công của TaskRabbit

Năm 2009, TaskRabbit được chọn tham gia vòng mở đầu của fbFund REV, quỹ đầu tư của Facebook, Founders Fund và Accel và nhận được 25,000 đô. Từ giai đoạn này trở về sau, startup này liên tục kêu gọi vốn và tính đến tháng 7, năm 2015 đã thu về hơn 38 triệu đô từ các nhà đầu tư. Có thể thấy, ý tưởng kinh doanh mới mẻ này đã chứng tỏ được sức hút của mình. 

Ở thời điểm mới xuất hiện, TaskRabbit thật sự là một ý tưởng sáng tạo
TaskRabbit nhận được nhiều sự chú ý từ các quỹ đầu tư

Theo báo cáo năm 2019, TaskRabbit có hơn 140,000 Tasker, hơn 60% trong số đó là thế hệ Millennials, những người sinh ra trong các năm 1981 - 1996.

Tính đến tháng 7, 2015, TaskRabbit thu hút hơn 38 triệu đô la tiền đầu tư. Năm 2017, IKEA, nhà sản xuất đồ nội thất khổng lồ Thụy Điển quyết định mua lại TaskRabbit. Điều này cho phép startup này xuất hiện tại các cửa hàng của IKEA tại Mỹ, Anh và Canada, gia tăng độ phổ biến. Năm 2019, công ty này tuyên bố sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động sang thị trường Pháp và Đức. 

Đọc thêm: Vinted - Con đường trở thành startup kỳ lân của Lithuania với mô hình kinh tế chia sẻ

4. Triển vọng tương lai

Có thể nói đến thời điểm hiện tại, TaskRabbit đã ghi danh mình là một những công ty thành công nhất với mô hình sharing economy. Triển vọng tương lai của nó là vô cùng rộng mở?

TaskRabbit là một trong những công ty thành công nhất với mô hình kinh tế chia sẻ
Sau đại dịch, TaskRabbit hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa

Đại dịch COVID-19 đã đem đến những thay đổi cho thị trường lao động. Mặc dù freelancing đã xuất hiện và dần trở nên phổ biến trước khi đại dịch xuất hiện, COVID-19 đã đem đến cú hích cho loại hình nghề nghiệp này. Là cái tên có được sự tin tường dài lâu từ trước với mạng lưới đa dạng, TaskRabbit hứa hẹn là điểm đến cho nhiều freelancer.

Không chỉ vậy, COVID-19 khiến nhiều người mất đi công việc, hoặc thu nhập bị giảm đi đáng kể. Với TaskRabbit, họ có thể kiếm thêm một phần bù vào khoản đã mất đi. 

COVID có ảnh hưởng nhiều đến văn hóa làm việc và TaskRabbit có thể sẽ hưởng lợi
TaskRabbit có thể hỗ trợ những người lao động mất việc vì COVID

Hiện tại, những ảnh hưởng lên thị trường COVID-19 lên thị trường lao động mới chỉ đang ở giai đoạn ngắn hạn. Nhưng những khảo sát gần đây cho thấy nhiều người lao động đã thích ứng với việc làm việc từ xa, cảm thấy việc ngày ngày đến văn phòng không còn quá cần thiết. Những thay đổi ngắn hạn này dự đoán sẽ là những ảnh hưởng lâu dài lên văn hóa làm việc, cách làm việc truyền thống dần nhường chỗ cho những công việc freelance. 

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về BlaBlaCar - ví dụ đúng đắn cho kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông

Cohost hi vọng rằng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những kiến thức thú vị về startup TaskRabbit và mô hình sharing economy mà nó sử dụng. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các công ty với mô hình này tại đây: 

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

"So be free, don't worry about tomorrow".

Chia sẻ bài viết này
Cohost AI interface mockup

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

Cảm ơn bạn đã đăng ký! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Oops! Something went wrong while submitting the form.
User image1User image2User image3User image4