Nên gọi người lao động hay đối tác với kinh tế chia sẻ?

Nên gọi người lao động hay đối tác với kinh tế chia sẻ?
Mục lục

Trong mô hình kinh tế chia sẻ, người cung cấp dịch vụ, hay bên bán, thường được gọi là đối tác. Nhưng cái tên đối tác này có phải lúc nào cũng đúng? Điều gì làm thay đổi bản chất của bên bán trong mô hình này?

Để giải đáp những câu hỏi trên, hãy cùng Cohost tìm hiểu về vụ kiện mà Uber, công ty áp dụng mô hình sharing economy thành công nhất, gặp phải và vấn đề xoay quanh vụ kiện này. 

1. Nhìn lại vụ kiện của Uber

Uber là công ty thành công với mô hình sharing economy. Tuy nhiên mối quan hệ giữa Uber và những lái xe không hẳn là một mối quan hệ hòa hợp. Thực chất, Uber đã từng bị kiện hơn 500 lần, phần nhiều trong số đó đến từ những lái xe. Lý do cho những vụ kiện nhiều vô kể.

Uber có thể được xem là một công ty áp dụng thành công mô hình kinh tế chia sẻ
Dù thành công nhưng Uber gặp phải khá nhiều vấn đề với người lao động của mình

Nhưng vụ kiện nổi tiếng nhất của Uber là của ba lái xe với tòa án liên bang San Frisco. Họ mong muốn được xem là nhân viên, thay vì chỉ là những “người ký hợp đồng độc lập", hay đối tác của Uber

Uber coi những tài xế là đối tác
Người lao động của Uber thường được gọi là đối tác của công ty này

Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy? Bởi nếu chỉ đơn giản là đối tác, các lái xe của Uber sẽ không được hưởng quyền lợi cho nhân viên, được trả lương khi làm thêm giờ và nhiều phần thưởng khác. Nếu coi lái xe là nhân viên của mình, doanh thu của công ty này chắc chắn sẽ giảm, chi trả chính sách an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bồi thường cho lái xe. 

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về BlaBlaCar - ví dụ đúng đắn cho kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông

Nếu được coi là nhân viên, các tài xế của Uber được hưởng nhiều quyền lợi hơn
Sau vụ kiện, Uber đã cải thiện điều kiện làm việc của các tài xế

Tuy nhiên, về sau Uber đã đồng ý trả 100 triệu đô để giải quyết vụ kiện này. Uber sẽ không công nhận lái xe là nhân viên, tuy nhiên họ sẽ thay đổi điều kiện làm việc của các lái xe, cho phép lái xe nhận tiền tip, đồng thời công ty sẽ không có quyền chấm dứt hợp đồng mà không thông báo trước. 

2. Nhìn lại mô hình kinh tế chia sẻ

Vậy, nguồn gốc cho “sự tức giận” của các lái xe đến từ đâu. Trước tiên, hãy quay lại với mô hình sharing economy. Trong mô hình kinh tế chia sẻ, các công ty sẽ đóng vai trò là bên trung gian giúp khách hàng và người cung cấp sản phẩm, dịch vụ kết nối với nhau. Những sản phẩm, dịch vụ này đến từ những tài sản “nhàn rỗi”. 

Đọc thêm: Phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác

Kinh tế chia sẻ vận hành dựa trên các nguồn tài nguyên nhàn rỗi
Trong mô hình kinh tế chia sẻ, thông thường dịch vụ, sản phẩm được cung cấp dựa trên tài sản nhàn rỗi

Sự thành công của Uber thu hút sự quan tâm của nhiều người. Những người này quyết định đầu tư mua “tài sản” và trở thành người cung cấp dịch vụ, sản phẩm cho những công ty đi theo mô hình sharing economy. Ví dụ tiêu biểu là nhiều người vay tiền mua một chiếc xe và chạy Uber từ sáng đến tối muộn.

Vốn dĩ, những người cung cấp dịch vụ sẽ kiếm thêm thu nhập, bên cạnh thu nhập chính của họ, từ việc chia sẻ kinh tế. Nhưng khi những người cung cấp dịch vụ dành toàn bộ thời gian làm việc, hay nói cách khác, làm toàn thời gian, cho những công ty như Uber, tính chất của mô hình kinh doanh này đã hoàn toàn thay đổi. Thu nhập của họ phụ thuộc vào công việc này, thay vì phụ thuộc ít như trong mô hình sharing economy lý tưởng.

Đọc thêm: Những yếu tố nào đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành?

Tài sản của nhiều người cung cấp dịch vụ không còn là tài sản nhàn rỗi mà là một sự đầu tư chủ động
Vì sự phát triển của kinh tế chia sẻ, nhiều người biến kinh tế chia sẻ thành nguồn thu nhập chính của mình

Điều này không phải để nói rằng người lao động là bắt nguồn của vấn đề, rằng họ là những người thay đổi mô hình kinh doanh này, theo một hướng tiêu cực. Vấn đề đến từ chính mô hình sharing economy với khái niệm “tài sản nhàn rỗi”. Rất khó để các công ty, đôi khi với cả chính người lao động, để xác định được mức độ nhàn rỗi của tài sản, hay mức độ phụ thuộc của người lao động vào khoản thu nhập đến từ tài sản nhàn rỗi. 

Khi phụ thuộc nhiều vào một công việc, người lao động không coi bản thân họ là những đối tác, mà là những nhân viên. Vì vậy, họ yêu cầu được hưởng quyền lợi, những chính sách bảo vệ như những người lao động khác. 

Đọc thêm: Vinted - Con đường trở thành startup kỳ lân của Lithuania với mô hình kinh tế chia sẻ

3. Nhân viên hay đối tác?

Đương nhiên, vấn đề không chỉ là điều được nói ở trên. Uber, dù nói rằng bản thân, chỉ là nền tảng giúp kết nối tài xế và khách hàng, thực chất lại vận hành như một ông chủ. Điều này có thể dễ dàng thấy qua việc:

  • Tài xế không có quyền quyết định mức phí cho mỗi chuyến đi, Uber là người đưa ra mức phí
  • Uber đưa ra các điều khoản hợp đồng, tài xế không có tiếng nói trong việc này
  • Yêu cầu cho các chuyến đi bị giới hạn bởi Uber, tài xế phải chấp nhận các chuyến xe mình nhận được và lái xe theo đúng tuyến đường Uber cung cấp. Nếu từ chối quá nhiều chuyến xe, tài xế có thể bị phạt
  • Uber quản lý các tài xế thông qua hệ thống đánh giá và cảnh báo nếu tài xế có hành vi không phù hợp

Bản thân Uber, dù áp dụng mô hình sharing economy, lại đang đi ngược lại những nguyên tắc của mô hình này.

Cả Uber và người lao động đều đang rời xa mô hình kinh tế chia sẻ mà trở về với mô hình kinh tế truyền thống, trong đó Uber là ông chủ, tài xế không chỉ đơn thuần là đối tác. 

Đọc thêm: TaskRabbit - Chia sẻ kinh tế trước khi kinh tế chia sẻ xuất hiện

4. Bài học cho những công ty khác

Vấn đề của Uber hoàn toàn có khả năng xảy đến với các tài xế Grab, Be hay GoJek tại Việt Nam
Dù Uber đã rút khỏi Việt Nam, vẫn còn nhiều công ty kinh tế chia sẻ ở Việt Nam như Grab, Be hay GoJek

Uber đã rút khỏi thị trường Việt Nam, tuy nhiên mô hình sharing economy vẫn rất phổ biến tại Việt Nam nhờ Grab, Be và Gojek. Các công ty này cũng đều áp dụng cách thức quản lý tài xế giống với Uber. Không chỉ vậy, trong vài năm trở lại đây, số lái xe cho các công ty này tăng nhanh, đặc biệt, rất nhiều người lựa chọn đây là công việc toàn thời gian của mình.

Kinh tế chia sẻ áp dụng tại Việt Nam cũng dần xa rời với nguyên bản
Tài xế công nghệ đang trở thành công việc toàn thời gian của rất nhiều người

Tương tự với Uber, các công ty hiện đang có mặt với Việt Nam cũng đang biến tướng mô hình kinh tế chia sẻ. Dù hiện tại vấn đề này chưa nhận được sự quan tâm mà nó xứng đáng, với độ phủ sóng ngày càng rộng rãi, có lẽ chủ đề này sẽ dần được chú ý. Đương nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn là người lao động nắm rõ luật lao động, hiểu rõ tính chất công việc của mình và cách mà các công ty như Uber vận hành. 

Vấn đề với người lao động thường gặp phải với các công ty cung cấp dịch vụ di chuyển hơn
Các tài xế nên tìm hiểu cách nền kinh tế chia sẻ nói chung và từng công ty nói riêng vận hành

Tuy nhiên, đây là vấn đề bắt gặp ở những công ty kinh doanh dịch vụ chia sẻ phương tiện giao thông, còn với những công ty hoạt động ở lĩnh vực khác, chưa có dấu hiệu nào cho thấy người cung cấp dịch vụ có thể trở thành người lao động. 

Đọc thêm: Airbnb - Ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế chia sẻ

Với bài viết trên, Cohost hi vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức thực tế bổ ích về các công ty áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ và vấn đề tồn đọng của mô hình này. Nếu bạn đang xem xét xây dựng một công ty sharing economy, bạn sẽ cần cân nhắc cách gọi tên và hợp đồng với “đối tác” của mình. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

"So be free, don't worry about tomorrow".

Chia sẻ bài viết này
Cohost AI interface mockup

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

Cảm ơn bạn đã đăng ký! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Oops! Something went wrong while submitting the form.
User image1User image2User image3User image4