Phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác

Phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác
Mục lục

Nếu bạn là người quan tâm đến kinh tế, kinh doanh và các vấn đề xoay quanh nó, hẳn bạn đã từng ít nhất một lần bắt gặp các cụm từ kinh tế chia sẻ - sharing economy, kinh tế gigkinh tế hợp tác. Nếu bạn bắt gặp chúng nhiều hơn một lần, hẳn bạn đã từng thấy những cụm từ này được dùng thay thế cho nhau trong nhiều trường hợp, hàm ý cả ba mô hình đều là một. 

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Hãy cùng Cohost tìm hiểu sự khác nhau giữa ba mô hình kinh tế này nhé.

1. Kinh tế hợp tác

Giá trị trong kinh tế hợp tác là những giá trị không thể có được nếu không hợp tác
Kinh tế hợp tác là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngay từ tên gọi ta có thể hiểu đôi phần về mô hình này. Trong mô hình kinh tế hợp tác, nhiều bên khác nhau sẽ hợp tác và tạo ra những giá trị mới, những giá trị không thể tạo ra được nếu các bên làm việc độc lập. Kinh tế hợp tác được coi là một cơ hội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty vừa và nhỏ tại các nước đang phát triển. 

Kinh tế hợp tác có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với kinh tế chia sẻ
Các nền tảng gây quỹ cộng đồng là một ví dụ của kinh tế hợp tác

Những nền tảng như Kickstarter, gây quỹ từ cộng đồng (crowdfunding) giúp mọi người hợp tác và tạo ra giá trị. Những nền tảng như Airbnb hay Uber không áp dụng mô hình kinh tế hợp tác. Tài xế hay chủ nhà không hợp tác với các tài xế hay chủ nhà khác, cũng không hợp tác với khách hàng. 

2. Kinh tế chia sẻ

Trong mô hình kinh tế chia sẻ - sharing economy, mọi người sẽ chia sẻ tài sản, khả năng “thừa ra” của mình với người khác với một mức phí nào đó. Các nền tảng như Airbnb sẽ tạo điều kiện cho mọi người khám phá những tài nguyên này và chia sẻ chúng với nhau. 

Khi tài nguyên được chia sẻ là tài sản vốn như một ngôi nhà hay một thiết bị giá trị cao, việc vận hành tài nguyên này đem đến chi phí cố định, chi phí chìm cao, chi phí biên thấp và trong khi đó, mức sử dụng lại thấp. Vì vậy, việc giao dịch tài nguyên này trở thành chia sẻ.

Đọc thêm: Những yếu tố nào đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành?

Kinh tế chia sẻ vận hành dựa trên các tài nguyên nhàn rỗi
Khách hàng có quyền tiếp cận sử dụng thay vì sở hữu tài nguyên trong nền kinh tế chia sẻ

Cụ thể, khác với kinh tế hợp tác, sharing economy

  • “Mở khóa” giá trị của những tài sản không được sử dụng hoặc chưa sử dụng đến mức tối đa. Mục đích có thể là thu lời hoặc không.
  • Công ty với mô hình kinh tế chia sẻ cần có nhiệm vụ hướng đến việc tạo ra giá trị, xây dựng dựa trên những nguyên tắc về sự rõ ràng, nhân văn, tính xác thực để giúp đưa ra những quyết định chiến lược trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Người cung cấp dịch vụ, sản phẩm nên được quan tâm, tôn trọng và trao quyền; công ty cam kết sẽ giúp cuộc sống của họ trở nên tốt hơn, xét về khía cạnh kinh tế và xã hội.
  • Khách hàng hưởng lợi từ việc có được sản phẩm, dịch vụ theo cách hiệu quả hơn. Cụ thể, họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông qua tiếp cận với chúng thay vì sở hữu chúng. 
  • Các nền tảng phân phối và mạng lưới không tập trung tạo ra cảm giác thuộc về, trách nhiệm và lợi ích chung thông qua cộng đồng mà mô hình này đem lại.
Mức độ hợp tác là yếu tố giúp phân biệt kinh tế chia sẻ và kinh tế hợp tác
Airbnb là kinh tế chia sẻ nhưng crowdsourcing lại là kinh tế hợp tác

Nếu những ý trên vẫn chưa giúp bạn hình dung rõ sự khác biệt, vậy hãy xem xét ví dụ từ thực tế. Các chủ nhà Airbnb không hợp tác với khách trọ của họ nhiều hơn hay sâu hơn so với những khách sạn truyền thống như Marriott International. Họ chỉ đang chia sẻ, vậy nên Airbnb là một công ty áp dụng mô hình sharing economy.

Với những nền tảng như Innocentive, giúp mọi người tìm kiếm nguồn lực từ cộng đồng (crowdsourcing), mọi người không chia sẻ kỹ năng, chuyên môn của mình với người khác, mà cùng nhau làm việc, sử dụng những gì mình có để hoàn thành công việc. Như vậy, Innocentive không phải là mô hình sharing economy mà là mô hình kinh tế hợp tác.

Đọc thêm: Nên gọi người lao động hay đối tác với kinh tế chia sẻ?

3. Kinh tế Gig

Một ý kiến sai lầm phổ biến đó là sharing economy là một phần của kinh tế Gig

Trong kinh tế Gig, mọi người kết nối với nhau để chia sẻ sức lao động, chuyên môn để nhận lại tiền công. Những người lao động này không được gọi là nhân viên, vì họ chỉ làm những công việc ngắn hạn, hay “gig”, hay một công việc nhỏ. Những gig ngắn hạn này được cung cấp bởi một số nền tảng như Uber.

Trong nền kinh tế Gig, mọi người chỉ làm những công việc ngắn hạn
Uber là một phần của nền kinh tế Gig

Với Uber, nó là một nền tảng kết nối các tài xế với khách hàng. Uber không thuê mà hợp tác với các lái xe, nhưng quản lý họ như nhân viên của mình. Chi phí cơ hội của những tài xế này khá cao, không như trong kinh tế chia sẻ. 

Như đã đề cập ở bài viết trước về trường hợp của Uber, ta có thể thấy, thay vì áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ, thực chất đang sử dụng kinh tế gig. Uber thuê những lái xe chuyên nghiệp và cung cấp công việc cho họ. Điều đó có nghĩa là thu nhập của những tài xế này phụ thuộc hoàn toàn vào những chuyến xe Uber sắp xếp cho họ. 

Gig dùng để chỉ những công việc nhỏ, ngắn hạn
Người cung cấp dịch vụ trong nền kinh tế Gig thường không phụ thuộc hoàn toàn vào các gig

Ngược lại, những nền tảng như BlaBlaCar giúp kết nối bạn đi xe và chia sẻ chi phí cho một chuyến đi. Nếu bạn không tìm được người đi cùng, bạn vẫn sẽ phải đi quãng đường đó. Bạn không phụ thuộc vào BlaBlaCar để trả hết chi phí cho chuyến đi. Nếu thu nhập chỉ là một phần nhỏ trong tổng thu nhập của một người, và lái xe không phải nghề nghiệp chính của họ, vậy Uber vẫn có thể coi là mô hình kinh tế chia sẻ. 

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về BlaBlaCar - ví dụ đúng đắn cho kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông

4. Cách phân biệt ba mô hình kinh tế

Ba mô hình kinh tế tương ứng ba cách tương tác khác nhau giữa người cung cấp và người tiếp nhận dịch vụ. Vì vậy, mô hình kinh doanh của chúng cũng không thể giống nhau được.

Đọc thêm: Vinted - Con đường trở thành startup kỳ lân của Lithuania với mô hình kinh tế chia sẻ

Ba mô hình kinh tế tương ứng ba cách tương tác khác nhau giữa người cung cấp và người tiếp nhận dịch vụ
Ba mô hình kinh tế có sự khác biệt về cách tương tác giữa người tiếp nhận và cung cấp dịch vụ

Cụ thể: 

  • Kinh tế hợp tác cần một nền tảng cho phép các đối tác bổ sung cho nhau trong quá trình tạo ra giá trị.
  • Kinh tế chia sẻ yêu cầu một mô hình để “match” khả năng thừa ra với nhu cầu của khách hàng
  • Kinh tế Gig lại yêu cầu sự tập hợp và cải thiện hiệu quả trong cả hệ thống. 

Đọc thêm: TaskRabbit - Chia sẻ kinh tế trước khi kinh tế chia sẻ xuất hiện

Kinh tế chia sẻ cần có một nền tảng để kết nối các tài nguyên thừa ra và nhu cầu khách hàng
Phân biệt ba mô hình kinh tế giúp bạn lựa chọn điểm đến phù hợp cho bản thân

Đọc thêm: Airbnb - Ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế chia sẻ

Với bài viết trên, Cohost hi vọng bạn có thể phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác. Tóm lại, sharing economy tạo ra những giá trị có thể chia sẻ giữa người người, như tài sản giữ nguyên nhưng chi phí biên thấp hơn, gia tăng năng suất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

"So be free, don't worry about tomorrow".

Chia sẻ bài viết này
Cohost AI interface mockup

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

Cảm ơn bạn đã đăng ký! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Oops! Something went wrong while submitting the form.
User image1User image2User image3User image4