Những yếu tố nào đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành?

Những yếu tố nào đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành?
Mục lục

Ở bài viết tổng quan, hẳn bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về mô hình sharing economy. Đằng sau sự thành công của mô hình này là sự vận hành trơn tru, nhịp nhàng của các “bánh răng”. 

Hãy cùng Cohost tìm hiểu đâu là điều giúp mô hình kinh tế hoạt động thành công nhé?

1. Cốt lõi hoạt động

Khái niệm chia sẻ trong mô hình sharing economy hoạt động dựa trên nhu cầu chia sẻ tài nguyên và kiếm thêm một khoản thu nhập của người sở hữu tài nguyên. Đối với người có nhu cầu sử dụng, họ được sử dụng sản phẩm, dịch vụ ở một mức giá thấp hơn. 

Kinh tế chia sẻ hoạt động dựa trên nhu cầu chia sẻ tài nguyên giữa người với người
Internet đóng vai trò xúc tác cho kinh tế chia sẻ

Việc mua và sở hữu thêm một khối tài sản, dù nhỏ bé, không phải là một lựa chọn hấp dẫn với nhiều người vì có quá nhiều lựa chọn hấp dẫn khác đang chào đón họ. Những tài nguyên hiện có có thể đem đến giá trị cho tất cả mọi người. 

Trong quá trình này, internet đóng vai trò là chất xúc tác, khiến việc chia sẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. 

Đọc thêm: Phân biệt kinh tế chia sẻ với kinh tế Gig và kinh tế hợp tác

2. Người tham gia mô hình kinh tế chia sẻ

Trong mô hình sharing economy, sự tương tác diễn ra giữa 3 tác nhân: chủ sở hữu của tài nguyên, người nhận hay người sử dụng dịch vụ và người điều phối. 

Chủ sở hữu tài nguyên, hay người bán, cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình có, cùng với mức giá. Người tiếp nhận, hay người mua, sẽ trả giá và sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó. Tài nguyên ở đây là những tài nguyên “nhàn rỗi”, hay chưa được sử dụng đến mức tối đa để đem lại nhiều giá trị nhất có thể. 

Có 3 tác nhân tham gia vào nền kinh tế chia sẻ
Chủ sở hữu cung cấp thông tin về dịch vụ, sản phẩm của mình

Tuy nhiên, có một mắt xích đang bị thiếu trong sự tương tác này. Vậy người mua và người bán trao đổi thông tin như thế nào? Họ chấp thuận điều khoản mua bán như thế nào? Có cách nào để đảm bảo cả hai đều nhận được sự thỏa mãn ngang nhau sau khi giao dịch không?

Đó là khi chúng ta cần đến một người điều phối. Người điều phối sẽ chịu trách nhiệm giúp cho quá trình trao đổi thông tin, giao dịch diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo quyền lợi hai bên. Người điều phối ở đây, trong bối cảnh hiện tại, chính là sự tham gia của internet với sự hỗ trợ của công nghệ, nói cách khác là các ứng dụng trên điện thoại của chúng ta. 

Đọc thêm: Airbnb - Ví dụ điển hình cho mô hình kinh tế chia sẻ

Internet và công nghệ điều phối kinh tế chia sẻ
Các ứng dụng điện thoại thường chính đóng vai trò điều phối

Hiện nay, sự xuất hiện của một ứng dụng dịch vụ sẽ giúp giảm đi những thách thức của người mua và người bán. Những ứng dụng này rất thông minh. Với sự trợ giúp của Internet và GPS, chúng thay con người thực hiện những công việc phức tạp, đồng thời cải thiện hiệu quả của hệ thống.

Công nghệ giúp hệ thống điều phối hoạt động hiệu quả hơn trong nền kinh tế chia sẻ
Người mua sẽ trao đổi với người bán thông qua nền tảng ứng dụng

Đọc thêm: Nên gọi người lao động hay đối tác với kinh tế chia sẻ?

3. Các yếu tố quan trọng

haring economy là một mô hình kinh tế bền vững. Khi nhắc đến kinh tế chia sẻ, chúng ta sẽ thường nghĩ ngay đến cơ chế tiêu dùng hợp tác. Thật vậy, tiêu dùng hợp tác là một yếu tố quan trọng trong mô hình kinh tế này, tuy nhiên còn rất nhiều yếu tố khác góp phần làm nên chia sẻ trong kinh tế.

a. Giá trị và Hệ thống trao đổi

aring economy là mô hình kinh tế hỗn hợp, trong đó có rất nhiều cách thức trao đổi mà qua đó, động lực và giá trị được tạo ra. Giá trị ở đây không chỉ đơn thuần là giá trị tài chính. Đó còn là những giá trị về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, những giá trị cũng rất quan trọng, cần được chú trọng và cố gắng đạt được. 

Các giá trị khác bên giá trị kinh tế cũng rất quan trọng trong nền kinh tế chia sẻ
Giá trị của kinh tế chia sẻ còn là các giá trị về xã hội và môi trường

Hệ thống trao đổi trong kinh tế chia sẻ bao gồm những hình thức tiền tệ mới, bổ sung chứ không hề thay thế cho tiền tệ truyền thống, tiền tệ của địa phương. Hệ thống đó còn có thể là ngân hàng thời gian (timebank), sự đầu tư xã hội có trách nhiệm (Socially responsible investment) và các tài nguyên xã hội. 

Mô hình kinh tế xã hội dựa trên những phần thưởng vật chất, phi vật chất và cả phần thưởng từ xã hội để khuyến khích việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Trong mô hình này, những đồ vật bị coi là lãng phí cũng có giá trị của nó, nó sẽ là nguồn tài nguyên nếu đặt trong một hoàn cảnh khác. 

Tất cả tài nguyên đều có giá trị trong nền kinh tế chia sẻ
Phần thưởng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế chia sẻ

Như vậy, sharing economy cho phép những đồ vật bị coi là “chất thải” ấy được luân chuyển đến nơi cần thiết và thể hiện giá trị của mình.

Đọc thêm: TaskRabbit - Chia sẻ kinh tế trước khi kinh tế chia sẻ xuất hiện

b. Giao tiếp

Với kinh tế chia sẻ, thông tin và kiến thức được chia sẻ rộng khắp, công khai và dễ dàng tiếp cận. Giao tiếp hiệu quả và công khai đóng vai trò trung tâm đối với việc lưu thông, sự hiệu quả và tính bền vững của hệ thống kinh tế. 

Giao tiếp hiệu quả tạo nên tính bền vững của kinh tế chia sẻ
Càng nhiều thông tin được chia sẻ, kinh tế chia sẻ càng phát triển

Thông tin được phân phối sao cho mỗi cá nhân, cộng đồng hay tổ chức đều có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng chúng cho những mục đích sử dụng khác nhau. Công nghệ và các mạng lưới xã hội hỗ trợ việc chia sẻ thông tin. Thông tin được chia sẻ thông qua nhiều dịch vụ, cả dịch vụ công và dịch vụ tư, cho phép mọi người tiếp xúc với những thông tin, kỹ năng và  công cụ cần thiết để thành công. 

Tóm lại, thông điệp “Chia sẻ nhiều hơn” chính là cốt lõi của các kênh giao tiếp trong mô hình sharing economy

Đọc thêm: Vinted - Con đường trở thành startup kỳ lân của Lithuania với mô hình kinh tế chia sẻ

c. Môi trường

Ở trung tâm của mô hình kinh tế chia sẻ là con người và hành tinh của chúng ta, Trái Đất. Việc tạo ra các giá trị, sản xuất và phân phối hoạt động trong sự hài hòa với tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy sự phát triển của cuộc sống loài người trong giới hạn của môi trường. 

Sản phẩm và dịch vụ của kinh tế chia sẻ đều hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường
Trách nhiệm với môi trường được chia đều cho các tác nhân tham gia vào nền kinh tế chia sẻ

Trách nhiệm với môi trường, bao gồm cả những gánh nặng đến từ việc hủy hoại môi trường, đều được chia sẻ giữa các cá nhân, các tổ chức và chính phủ. Sản phẩm và dịch vụ được thiết kế để hướng tới mục đích bền vững. Nó không chỉ thúc đẩy việc tái sử dụng tài nguyên mà còn để lại những ảnh hưởng tích cực lên môi trường.

Ví dụ, sharing economy không chỉ giảm đi những ảnh hưởng tiêu cực thông qua việc giảm lượng carbon, mà còn tạo ra những sản phẩm giúp cải thiện môi trường. Một ví dụ tiêu biểu là kinh tế tuần hoàn, trong đó tuổi thọ của sản phẩm được kéo dài, hạn chế việc chúng bị vứt đi. 

Đọc thêm: Cùng tìm hiểu về BlaBlaCar - ví dụ đúng đắn cho kinh tế chia sẻ trong lĩnh vực giao thông

Cohost hi vọng rằng với bài viết trên, bạn đã hiểu được cách thức hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ. Để xác định một mô hình hoạt động có phải kinh tế chia sẻ không, bạn cần xem xét đến những yếu tố đứng đằng sau cách mô hình kinh tế chia sẻ vận hành. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết. 

Khanh Chi

"So be free, don't worry about tomorrow".

"So be free, don't worry about tomorrow".

Chia sẻ bài viết này
Cohost AI interface mockup

Trở thành quản gia công nghệ!

Hãy bắt đầu ngay với chúng tôi và biến công việc kinh doanh lưu trú của bạn trở nên dễ dàng hơn bằng Cohost AI.

Cảm ơn bạn đã đăng ký! Chúng tôi sẽ liên lạc với bạn trong thời gian sớm nhất.
Oops! Something went wrong while submitting the form.
User image1User image2User image3User image4